Blog

Khách hàng doanh nghiệp

Items filtered by date: Tháng 10 2016

Cả một năm hoạt động của doanh nghiệp, kế toán hạch toán và lên sổ sách kế tóan. Kết quả cuối cùng là báo cáo tài chính và quyết tóan thuế. Làm thế nào để kiểm tra xem báo cáo tài chính đã lên đúng chưa? Còn gì bỏ sót không? Sau đây là một số kỹ năng giúp các bạn kiểm tra nhanh báo cáo tài chính, quyết tóan thuế của mình, trứơc khi in ra trình ký


 Để kiểm tra nhanh, kế tóan nên lấy bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu và các số dư của các tài khoản


Trước khi kiểm tra từng tài khỏan, bạn cần kiểm tra số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của bảng cân đối số phát sinh. Tổng bên nợ và bên có phải bằng nhau. Sau đó bạn kiểm tra từng tài khỏan .Cụ thể với một số tài khỏan như sau:

A / Những tài khỏan có số dư nợ hoặc dư có, được phản ảnh trên Bảng cân đối kế tóan

1/ TK 111:Tiền mặt :

Tài khòan này không có số dư âm ( dư bên có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau:

  • Chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt ( bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế tóan lập phiếu chi, mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngày chi được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi)
  • Làm thủ tục thu hồi công nợ để bù chi ( với những khỏan công nợ không cần thanh tóan qua ngân hàng)
  • Làm thủ tục vay tiền để bù vào quỹ âm ( bạn có thể vay cá nhân để bù vào khỏan quỹ âm)

2/ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng:

Tài khỏan không có số dư âm ( dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót

Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khỏan ngân hàng, lấy tòan bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khỏan này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khỏan. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không

3/ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ :

Tài khỏan này không dư có và phải kết chuyển hàng tháng. Bạn cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT . Sẽ có 2 trường hợp có thể xẩy ra:

  • Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ TK 133 bằng nhau
  • Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ TK 133

4/TK 131: Công nợ phải thu

Tài khỏan này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với Sổ chi tiết công nợ phải thu. Nếu có số dư có, bạn cần đối chiếu xem:

  • Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch tóan nhầm.
  • Nếu khách hàng chuyển tiền vào TK của công ty mình, mà chưa xuất hóa đơn, thì bạn nên xuất hóa đơn cho số tiền này để hạch tóan doanh thu trong kỳ
  • Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.

5/ TK 141: Tạm ứng

Tài khỏan này thường không dư có. Nếu có dư có thì phải xem hạch tóan có gì chưa đúng. Nếu còn dư nợ, bạn cần đối chiếu và đôn đốc hòan ứng để hạch tóan chi phí cho phù hợp với doanh thu trong kỳ

6/ TK 142, 242 : Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn

Tài khỏan này không dư có. khi xem tài khòan này phải phần số phát sinh :

  • Phát sinh nợ trong kỳ có khớp với bảng kê các khỏan chi phí trả trước tăng trong năm không
  • Phát sinh có trong kỳ có khớp với số phân bổ hay số giảm của chi phí trả trước trong năm không
  • Số dư nợ cuối kỳ, bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ trong năm
  • Sô lần phân bổ chi phí trong năm phải đủ chưa, có hợp lý không, những chi phí có gì còn cần phải điều chỉnh không

7/TK hàng tồn kho: Từ TK 151 tới TK 158

Tài khỏan này không dư có. Bạn cần đối chiếu từng TK loại này với bảng kê xuất nhập tồn của từng tài khỏan.
Lưu ý :

- Không để kho âm. Nếu kho âm cần kiểm tra :

+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa
+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không
+ Hạch tóan xuất nhập có chỗ nào sai sót không

- Kết chuyển giá vốn theo tháng, hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán
- Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán,
- Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thì không được để số dư ở TK 153
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, vật tư thấp hơn giá thị trường tại thời điểm 31/12 thì trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Định mức tiêu hao vật tư đã thực hiện đúng chưa. Tính giá thành lưu ý tới các khỏan phân bổ và chi phí dở dang

8/ Tài sản cố định

Bạn cần đối chiếu cả TK 211 và 214 với Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, với những chỉ tiêu sau:

  • Số lần phân bổ khấu hao
  • Phát sinh tăng TSCĐ nếu có
  • Phát sinh giảm TSCĐ nếu có
  • Dư nợ TK 211 phải khớp với nguyên giá của TSCĐ tại Bảng phân bổ khấu hao
  • Phát sinh có của TK 214 và dư có của TK 214 phải khớp với số khấu hao trong kỳ và khấu hao lũy kế


9/ TK 333: Thuế và các khỏan nộp Nhà nước

Tài khỏan này phải mở chi tiết cho từng loại thuế. Tài khỏan này có thuể có cả dư nợ và dư có.. Bạn cần kỉêm tra các loại thuế sau:

- Thuế môn bài đã kết chuyển chưa
- Thuế GTGT nếu dư có, sẽ có trường hợp xẩy ra như sau:

+ Thuế GTGT của tháng 12 phải nộp. Trường hợp này, bên có của TK 3331 bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai 01/GTGT
+ Thuế GTGT của những kỳ trước tháng 12 chưa nộp. bên có của TK 3331 bằng với số thuế doanh nghiệp còn nộp thiếu

- Thuế TNDN nếu đã tạm nộp trong kỳ mà nộp thừa thì có dư nợ TK 3334
- Nếu số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ còn thiếu, thì dư có TK 3334
- Kiểm tra số phát sinh có của TK 3334 trong kỳ có đúng với chỉ tiêu E trên tờ khai quyết tóan thuế TNDN, mẫu 03/TNDN
- Thúê TNCN đã tính đúng tính đủ chưa, có khớp với số thuế phải nộp trên tờ khai Quyết tóan thuế TNCN không

10/ TK 311, 3341 : Vay ngắn hạn và dài hạn

Tài khỏan này không có dự nợ. Bạn nên kiểm tra cả số phát sinh và số dư cuối kỳ xem:

- Phát sinh vay và trả nợ có phù hợp không.
- Những trường hợp vay cá nhân, cần làm thủ tục trả lãi, hoặc tính lãi vào chi phí trong kỳ

11/ Tiền lương và các khỏan tính theo lương : 

Tài khỏan này không dư nợ. Chỉ dư có khi doanh nghiệp trích lương dự phòng ( mức trích dự phòng không quá 17% của lương thực hiện trong năm). Nếu quỹ lương âm, cần kiểm tra:

- Đã trích đủ lương chưa
- Có chi nhầm không
- Đã hạch tóan các khỏan phụ cấp cho người lao động như : ăn trưa, trang phục … chưa
- Đã trích đủ BHXH cho người lao động chưa ( cả trích từ lương, và từ chi phí)
- Đã nộp đủ các khỏan bảo hiểm cho người lao động chưa

12/ Vốn chủ : TK 411.421 

Tài khỏan này luôn dư có. khi kiểm tra tài khỏan này cần xem:

- Có thay đổi gì về vốn không, nếu thay đổi đã làm tờ khai bổ xung thuế môn bài cho năm sau chưa?
- Đã kết chuyển lợi nhuận của năm trước về 4211 chưa
- Đã hạch tóan thuế TNDN chưa
- Lỗ của những năm trước có còn để chuyển lỗ vào thu nhập năm nay không

B/ Những tài khỏan không có số dư, và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh

1 / TK 511: Doanh thu cung ứng hàng hóa và dịch vụ

TK 711: Thu nhập khác

Tài khỏan này không có số dư. Bạn cần kiểm tra nhanh trong số phát sinh

  • Xem lại các khỏan doanh thu đã hạch toán đủ chưa. Phát sinh có của TK 511, 711 phải bằng với các chỉ tiêu : Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng
  • Còn những khỏan thu nhập nào không phải xuất hóa đơn, không nằm trên tờ khai 01/GTGT đã hạch tóan đủ chưa
  • Thuế GTGT trực tiếp, thuế XK hạch tóan vào bên Nợ TK 511
  • Những khỏan giảm trừ doanh thu đã hạch tóan đủ chưa

2 / TK 632: Giá vốn hàng bán

Tài khỏan này không có số dư. Bạn cần kiểm tra ở số phát sinh để thấy được những cái bất cập

  • Giá vốn hàng bán đã kết chuyển chưa
  • Trường hợp thành phẩm xuất bán đã tính gía thành và kết chuyển giá vốn chưa
  • Giá vốn của dịch vụ đã được tính đủ, tính đúng chưa. Những trường hợp chi phí dở dang còn chuyển kỳ sau đã đúng chưa
  • Những khỏan gía vốn không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như : Chứng từ không hợp lệ, không thanh tóan qua ngân hàng…

3/ TK 642, Chi phí quản lý

Tài khỏan này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót
- Hạch tóan vào chi phí quản lý hay chi phí bán hàng
- Những khỏan chi phí không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như:

+ Những chi phí vượt mức khống chế 15% của thuế TNDN
+ Những hóa đơn không thanh tóan qua ngân hàng
+ Chứng từ không hợp lệ

4/ TK 811: Chi phí khác

Tài khỏan này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót
- Chi phí khác có phù hợp với thu nhập khác không
- Những chi phí nào hạch tóan vào TK này cần loại trước khi xác định thuế TNDN

5 /TK 821 : Thuế TNDN hiện hành

Tài khỏan này không có số dư cuối kỳ. Số phát sinh bên nợ của TK này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết tóan thuế TNDN ( Chỉ tiêu E tờ khai 03/TNDN)

6/ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Tài khỏan này không có số dư. Nếu bạn đã làm đúng được những tài khỏan trên, thì tài khỏan 911 sẽ không còn sai sót. Nếu TK này có số dư thì cần xem lại đã có TK nào kết chuyển sai.

Nguồn: Báo Cáo Tài Chính Hội Kế Toán Việt Nam

Published in Pháp luật thuế

Sau một năm làm việc, cơ quan thuế thường tiến hành kiểm tra, do đó công tác kế toán cuối năm thường rất tất bật. Việc tiến hành thanh kiểm tra cần chuẩn bị rất nhiều việc, do đó diễn đàn kế toán xin chia sẻ với các bạn những công tác cần chuẩn bị khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra hoặc khi chúng ta chuẩn bị đóng tài liệu để lưu trữ vào cuối mỗi năm.



1/ Về báo cáo thuế

Kiểm tra lại xem các báo cáo thuế đã đúng, chuẩn chỉ chưa ? Nếu chưa thì làm báo cáo điều chỉnh, bổ sung. Khi Thuế đã ra quyết định & công bố thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì coi như số phận đã an bài. Vậy soát xét lại báo cáo thuế lần nữa.

1.1 Với thuế GTGT : Sắp xếp 12 tháng/năm & đối chiếu sổ 1331 của năm đó với số liệu trên tờ khai thuế. Chênh lệch ở đâu thì lập file word giải trình sẵn. Lúc Thuế xuống làm việc còn biết mà giải trình, luống cuống, lo sợ…là quên béng thì Sếp lại gõ đầu cho. Kiểm tra các hóa đơn trên 20 triệu đã có đầy đủ điều kiện để đc khấu trừ thuế GTGT chưa? như UNC chuyển khoản? Biên Bản đối chiếu, bù trừ công nợ? Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm.(Làm file mềm excel kiểm tra.)

Ví dụ : Có file mềm theo dõi TT qua NH, có file excel kết xuất từ HTKK & trộn 12 tháng với nhau, sau đó đặt mã cho từng nhà cung cấp sao cho mã NCC ở file theo dõi TT qua NH & mã NCC ở file khai thuế vừa kết xuất là trùng nhau, dùng subtotal & Vlookup để làm cho nhanh.

1.2 Với tờ khai Quyết Toán Thuế TNDN : Kiểm tra Doanh Thu/Chi Phí trên Tờ Khai Thuế đã ổn với sổ sách chưa? Chênh lệch giữa LN kế toán với LN Thuế ở đâu cũng phải tự giải trình sẵn trên file word.

Có thời gian thì soát xét lại các khoản chi phí, tự khoanh vùng xem những chi phí nào có khả năng bị loại, rủi ro lớn nhất (là những khoản chi phí ko theo Luật Thuế, ko được chấp nhận theo Luật Thuế…)

1.3 Với tờ khai QT Thuế TNCN : Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động xe đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng…phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ…

1.4 Với Thuế GTGT NK (nếu có) : Kiểm tra hồ sơ NK, Tờ Khai Hải Quan, Lệnh Chuyển Tiền & Chứng từ nộp thuế GTGT NK, kê khai thuế GTGT = Biên Lai, Chứng từ nộp thuế GTGT NK (KO khai = TKHQ, nếu khai bằng TK HQ thì làm thay thế bC Thuế nộp lại trước khi Thuế xuống lv )

2/ Về sổ sách kế toán

Lấy bảng cân đối phát sinh tài khoản từng năm căn cứ vào đó kiểm tra sổ sách xem đã in đủ sổ sách theo BCDPSTK chưa ?

Với những sổ có chi tiết đối tượng thì phải in chi tiết, ngoài in sổ cái.

  • Sổ chi tiết TK 112 : Nếu có nhiều TK ngân hàng mở nhiều NH khác nhau.
  • Sổ chi tiết TK 131 / 331 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả
  • Sổ chi tiết 138 / 338 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả khác (nếu có)
  • Sổ chi tiết 141 : Chi tiết từng đối tượng ứng cá nhân
  • Sổ chi tiết 154 : 1541/1542/1543… (nếu có)
  • Sổ chi tiết 333 : 33311 / 3334/3335/3338…
  • ….

2.1 Kiểm tra kỹ các khoản phải thu, phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào/bán ra. Số dư cuối năm, làm biên bản xác nhận công nợ.

2.2. Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ NH không? có thời gian thì đối chiếu từng tháng.

2.3 Kiểm tra sổ quỹ Tiền Mặt, tránh hiện tượng âm quỹ, phải có số dư cuối ngày trên sổ quỹ. Nhiều DN cuối tháng dương quỹ nhưng trong tháng vẫn có ngày âm quỹ : Không có thu sao có chi ??? => cần điều chỉnh lại hoặc làm giấy vay, mượn tiền bổ sung VLĐ của DN (Cách khắc phục tránh âm quỹ-Thuế.)

2.4. Làm file mềm tự giải trình sẵn chênh lệch giữa doanh thu – giá vốn, của từng hóa đơn xuất ra. Cái nào lỗ thì comment giải trình sẵn, chuẩn bị các giấy tờ để có thể giải trình vì sao lỗ.

2.5 Đối chiếu sổ chi tiết 333 với chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đang lưu giữ. Tự làm file excel tổng hợp các khoản thuế đã nộp theo chứng từ. Bởi khi QT Thuế, trên BB làm việc CQ Thuế sẽ tổng hợp quan hệ Nghĩa Vụ NSNN của Doanh Nghiệp trên BBQT (Thuế lấy theo số họ lưu trên hệ thống QLT, nếu có sai lệch bạn y/c Thuế điều chỉnh với đk bạn phải xuất trình được chứng từ nộp thuế đầy đủ do DN đang lưu.)

2.6 Kiểm tra sổ sách của các khoản chi phí : TK đầu 6, đầu 8.

2.7 Kiểm tra nhập xuất tồn kho, in chi tiết NXT từng mặt hàng & có số dư cuối ngày của từng mặt hàng (giống in sổ quỹ) để CQ Thuế kiểm tra hiện tượng âm kho.(Không có nhập kho, lại có xuất kho=>????)

2.8. Kiểm tra sổ giá thành (nếu có) & phải có sẵn bảng định mức đã đăng ký với CQ Thuế, ko nộp bảng định mức tiêu hao NVL, CQ Thuế ấn định theo mức tiêu hao của NN quy định.

2.9. Nếu có phát sinh các khoản vay ngân hàng/ vay cá nhân thì kiểm tra sắp xếp đầy đủ KUNN từng lần theo phát sinh, kiểm tra các khoản lãi vay. Lập file excel tổng hợp chi phí lãi vay ps từng tháng (cái này lấy từ sổ 635, trừ TH chi phí lãi vay đủ đk vốn hóa thì ko nằm trên 635…)

2.10. Kiểm tra chi phí khấu hao tài sản / hồ sơ tài sản.

2.11.Kiểm tra hóa đơn xem hợp pháp chưa ? : Hóa đơn đầu vào đã đảm bảo đúng đủ các thông tin bắt buộc phải có theo quy định TT 153/2010/TT-BTC chưa ? Tra cứu xem các hóa đơn đầu vào (nếu ko có thời gian cố gắng tra cứu những hóa đơn trị giá trên 20 triệu) đã được bên bán đã làm thông báo phát hành sd hóa đơn với CQ Thuế chưa ? tình trạng NNT đang hoạt động hay tạm ngừng, bỏ trốn, khóa MST….vào http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/vàhttp://gdt.gov.vn/ để tra cứu nhé !

Nguồn ke - toan .com trích :BTLP

Published in Pháp luật thuế

Chúng ta kinh doanh, chúng ta chăm chỉ " cày cuốc" đi làm... mục đích là để " túi tiền" của chúng ta ngày một nhiều thêm. Nhưng làm thế nào để quản lý đồng tiền của chúng ta một cách hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo cách quản lý tiền dưới đây.

Việc kết hợp hàm Vlookup và hàm choose giúp vượt qua giới hạn tìm kiếm trong một bảng dữ liệu của Vlookup. Các bạn xem video và tải file ứng dụng đính kèm để thực hành nhé.

Published in Kế toán tài chính

Giám đốc Tài chính là một chức vụ điều hành quan trọng trong ban quản trị của một doanh ngiệp. Tuy nhiên, nhân sự địa phương cho vị trí này đang thiếu thốn trầm trọng, đặc biệt là những thị trường mới nổi như Việt Nam.

Published in Kinh nghiệm

Từ hôm gặp anh Sâu lần đầu tiên đến giờ ngót ngét cũng đã 3 tuần. Nhanh thật. Thời gian trôi vèo vèo như … mèo đuổi, hihi. Hôm đó mình nhớ chính mình đề nghị anh Sâu cho mình về miền Tây công tác cùng anh, vậy mà sáng nay đã ngồi trên xe, nhưng không phải bon bon mà là bám theo cả đoàn xe từ xe Lếch Xù cho đến xe công ten nơ đều rồng rắn nhích từng ki lô mếch. Chán, đường xá thía này đòi phát triển kinh tế. Đến nơi mặt ai cũng dài ngoẵng, trừ mặt anh Sâu.

Published in Kinh nghiệm

Đi làm bao nhiêu năm chưa bao giờ mình thấy tẽn tò đến thế. Thế mới biết học được điểm cao, đọc sách nhiều, mà không va chạm thực tế thì cũng chưa vỗ ngực như King-Kong bảo mình tài mình giỏi được.

Published in Kinh nghiệm

Sáng nay họp ban giám đốc lúc 9g sáng. Sếp đúng giờ khiếp lên được. 9g kém 3 phút có mặt, đúng 9g bắt đầu. Dạo này ban lãnh đạo của chi nhánh trong Đà Nẵng không bay về họp hàng tháng nữa, tham gia họp qua điện thoại. Cảm ơn Bill Gates và đồng bọn, à quên, đồng sự, he he, đã giúp cả thế giới này tiết kiệm bao nhiêu tiền và thời gian.

Published in Kinh nghiệm

Rảnh rang khoá sổ xong, sáng nay ngồi với chị Giám đốc Ết A, tức là sếp bạn Vân. Chị này thuộc phân nhóm U50, năm thỉnh mười thoảng phải đã phải dùng thuốc nhuộm tóc. Chị trước đây dạy môn gì gì liên quan đến điện tử ở trường Bưu điện, sau chán dạy gặp thời mở cửa, biết tiếng Anh, thế là làm Ết A cho một công ty nước ngoài.

Published in Kinh nghiệm

Ngày hôm qua đã khoá sổ xong. Mình vẫn chưa quen lắm với quy mô của công ty, nhưng túm lại là doanh thu hàng tháng khoảng hơn 4 triệu, chi phí hoạt động khoảng 1,2 triệu. Tạm nhớ thế đã. Một năm quản lý tổng chi phí hoạt động gần 14 triệu đô, mệt phết.

Published in Kinh nghiệm
Page 1 of 2

Liên hệ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH CLEVERCFO

Tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, Quận 10, Tp.HCM - Tel: 0903.110.120

Hotline: 0916 022 247 - Email: lienhe@clevercfo.edu.vn

JoomShaper