Thiếu tiền: Có ba cách cơ bản để công ty niêm yết có thể tăng tiền: giảm cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu, hoặc mượn thêm nợ. Đối với thị trường - gồm những nhà đầu tư và phân tích - mỗi cách đều có điểm ưu và khuyết điểm của nó.
Cắt, giảm cổ tức.
Đây là một trong những phương cách công ty có thể thực hiện để có tiền cho dự án mới. Tuy vậy nếu công ty đang trả cổ tức đều thì việc cắt hay giảm mạnh cổ tức sẽ bị thị trường diễn dịch không được tích cực. Đặc biệt là những nhà đầu tư kỳ vọng vào cổ tức. Một nghiên cứu ở thị trường Mỹ cho thấy khi cắt cổ tức, giá cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm khoảng 9%. “Thị trường” chỉ “cho phép” những công ty có mức tăng trưởng cao cắt, hay giảm mạnh cổ tức. Vì vậy các công ty niêm yết được khuyên nên áp dụng biện pháp này hết sức thận trọng.
Phát hành cổ phiếu.
Một nghiên cứu cũng ở thị trường Mỹ cho thấy khi phát hành cổ phiếu, thị giá cổ phiếu, sau khi đã điều chỉnh lại theo số luợng mới, giảm 3%. Lý do đằng sau việc giảm này là thị trường cho rằng những nhà điều hành hiểu rõ nội tình và giá trị thật của công ty, vì thế họ sẽ phát hành cổ phiếu khi giá cổ phiếu được thị trường định cao hơn giá trị thật “overvalued”. Do đó giá cổ phiếu trong thời gian ngắn sẽ bị điều chỉnh giảm. Điền cần lưu ý ở đây là việc điều chỉnh vẫn xảy ra kế cả khi cổ phiếu của công ty đang bị thị trường định giá thấp “undervalued”.
Mượn thêm nợ.
Cách thứ ba để có tiền là mượn thêm nợ hay phát hành thêm trái phiếu mượn nợ. Thị trường cảm nhận việc mượn nợ theo khía cạnh lạc quan hơn so với việc phát hành thêm cổ phiếu hay cắt cổ tức. Lý do thứ nhất các nhà đầu tư hiểu rằng nợ “rẻ” hơn vốn sở hữu. Lý do thứ hai các nhà đầu tư diễn dịch rằng khi công ty mượn thêm nợ mà không phát hành cổ phiếu tức là cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị.
Dư tiền: Khi dư tiền, công ty có 3 cách để giải quyết: tăng cổ tức, mua lại cổ phiếu, hoặc trả nợ. Và thị trường cũng có cảm nhận khác nhận với 3 phương cách này.
Tăng cổ tức.
Một nghiên cứu cho thấy rằng thông tin tăng cổ tức của công ty sẽ được thị trường chấp nhận một cách lạc quan. Một nghiên cứu cho thấy giá của cổ phiếu sẽ được tăng trung bình khoảng 2%. Đối với công ty lần đầu trả cổ phiếu thì giá cổ phiếu còn tăng cao hơn. Lý do của việc hưởng ứng lạc quan này đó là nhà đầu tư tin rằng công ty có tiềm năng tạo ra lợi nhuận và tiền mặt trong tương lai. Một điều cần lưu tâm với phương án tăng cổ tức đó là thị trường sẽ diễn dịch rằng công ty có trách nhiệm đảm bảo mức cổ tức cao trong tương lai. Nghĩa là việc tăng cổ tức sẽ là một việc đều đặn chứ không nên là việc lâu lâu mới xảy ra. Một điều nữa cần quan tâm là khi trả cổ tức cao quá, thị trường sẽ cảm nhận công ty không có dự án tốt trong tương lai. Những nhà đầu tư trong chờ vào tiềm năng tương lai sẽ không còn mặn mà với cổ phiếu của công ty.
Mua lại cổ phiếu.
Thị trường diễn dịch việc mua lại cổ phiếu của công ty khá lạc quan, vì các lý do sau. 533279.jpgLý do thứ nhất: thị giá đang được định thấp hơn giá trị thật của công ty, vì nếu thị giá cao hơn, công ty nên trả nợ hơn là mua lại cổ phiếu. Lý do thứ hai đó là khi mua lại cổ phiếu, ban điều hành công ty làm cho thị trường cảm nhận sự tự tin của họ về dòng tiền mặt trong tương lai. Lý do thứ ba, thị trường cảm nhận rằng ban điều hành đang dùng tiền của họ một cách thận trọng. Họ không “nhắm mắt” đầu tư vào những dự án thiếu hiệu quả. Một điểm cũng khá thuận lợi đó là việc mua lại cổ phiếu có thể được xem là hành động lâu lâu mới xảy ra, chứ không bị kỳ vọng sẽ xảy ra đều đều như khi công ty tăng cổ tức.
Tuy nhiên không phải mọi cảm nhận đều tốt. Việc mua lại cổ phiếu được một số nhà đầu tư nghĩ, và thường là họ đúng, rằng công ty đang thiếu những dự án sinh lợi nhuận hiệu quả.
Trả nợ .
Công ty có thể dùng tiền mặt dư để mua lại trái phiếu của công ty, thanh toán các khoản nợ có thể trả được. Thị trường phản ứng không lạc quan với việc trả nợ của công ty. Nhà đầu tư nào cũng biết nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. Thay vì trả nợ công ty nên mua lại cổ phiếu. Nếu lo trả nợ trước, nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao hơn giá trị thật. Một suy luận nữa của nhà đầu tư nữa là có lẽ công ty sợ không gánh được lãi suất nợ nên lo trả nợ sớm. Cuối cùng, trả nợ quá mạnh tay là một dấu hiện cho thấy công ty đang thiếu những dự án sinh lợi hiệu quả.
Lâm Minh Chánh, MBA
(Bài đăng trên báo NCĐT)